Ở thời điểm hiện tại, mặc dù đã có những bước phát triển vượt bậc, vươn thành đột phá công nghệ, ngành công nghiệp tỷ đô trên thế giới nhưng rõ ràng, game online vẫn luôn nhận phải rất nhiều những cái nhìn tiêu cực. Đặc biệt là khi tổ chức Y tế thế giới WHO công nhận “nghiện game” là một căn bệnh tâm thần, tương đương với nghiện rượu cũng như các loại chất kích thích khác. Điều này đã ngay lập tức khiến rất nhiều game thủ cảm thấy phẫn nộ. Và chắc chắn, chơi game không phải lúc nào cũng chỉ mang tới những điều tiêu cực, đôi lúc nó còn cực kỳ giúp ích cho đông đảo game thủ ở cả khía cạnh sức khỏe lẫn tinh thần đấy.
Giúp giải tỏa stress, chứng trầm cảm
Một nghiên cứu của đại học East Carolina đã chỉ ra rằng, nếu như chơi game đều đặn ít nhất khoảng 30 phút mỗi ngày, các game thủ có thể chữa được chứng bệnh lo âu, trầm cảm tương đương với uống một đơn thuốc điều trị các bác sĩ hay kê vậy. Cũng theo nghiên cứu này, chơi game là cách hữu hiệu để điều trị chứng rối loạn stress sau sang chấn (PTSD). Thế mới thấy, game điều trị tâm lý tốt tới cỡ nào.
Kích thích sự liên kết và hoạt động của não bộ
Nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí khoa học Scientific Reports, tập trung vào phân tích thành phần cấu trúc và tính liên kết của não bộ trên các game thủ cho thấy, người chơi game lâu năm đặc biệt là thể loại hành động, có khả năng nhận thức cao hơn hẳn so với nhóm đối tượng thông thường hoặc mới chơi game trong thời gian ngắn.
Phản xạ nhanh hơn, tay và mắt phối hợp tốt hơn
Đã có những nghiên cứu cho thấy khi chơi game nhất là những trò chơi nhập vai có các pha hành động cường độ cao có thể cải thiện khả năng phản xạ của người chơi. Việc phải xử lý các tình huống trong game đòi hỏi sự chính xác cũng như nhanh nhạy khi tương tác giữa người chơi và game còn giúp cho sự kết hợp giữa mắt và bàn tay linh hoạt hơn.
Trong 1 nghiên cứu về tác động của trò chơi điện tử từ Đại học Utah (Hoa Kỳ) vào năm 2012 có chỉ ra rằng việc chơi game có thể điều trị 1 số căn bệnh mãn tính ở đối tượng trẻ em mắc bệnh tự kỷ hoặc bệnh Parkinson.
Tăng sự quyết đoán
Một nghiên cứu của tập thể chuyên gia thuộc Đại học Rochester (New York, Mỹ) cho thấy các game thủ nhỏ tuổi thường quyết đoán hơn nhóm trẻ thông thường cùng độ tuổi. Đáng ngạc nhiên, những quyết định của các gamer nhí có mức độ chính xác, hoàn thiện hơn dù khả năng phán xét chỉ tương đương nhau.
Thống kê này cho thấy sự vượt trội khi so sánh với những bé chỉ sử dụng các thiết bị thông minh, máy vi tính… để truy cập internet, mạng xã hội mà không chơi bất kỳ game nào.
Giúp người chơi thông minh hơn
Chưa kể, việc chơi game cũng đồng thời giúp chúng ta tăng chất xám trong não. Để chứng minh điều này, tổ chức khoa học Max Planck đã làm một thí nghiệm khi lấy ra 24 game thủ Super Mario. Nhiệm vụ của họ là chơi tựa game này trong 30′ mỗi ngày liên tục hai tháng. Để rồi khi chụp MRI quét não để so sánh với nhóm không chơi game, lượng chất xám giữa hai bên có sự chênh lệch nhất định. Và tất nhiên là bên chơi game cao hơn rồi.
Cải thiện khả năng tương tác xã hội
Đây cũng là một cái nhìn mà nhiều người thường hay hiểu sai, đặc biệt là các bậc phụ huynh. Việc thấy con mình ngồi lì trước bàn máy tính mà không tương tác nhiều bên ngoài chưa hẳn đã là điều xấu. Thực tế, các tựa game ngày nay đều đặt nặng tính tương tác giữa các người chơi hay có thể nói.
Tăng cường trí nhớ
Các tựa game có ảnh hưởng tích cực lên trí nhớ của game thủ. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng những người lớn tuổi khi chơi game sẽ có thể cải thiện sức khỏe của não, dễ dàng hơn trong việc học được các kỹ năng mới và bằng việc luôn khiến não bộ phải vận động.
Những người lớn tuổi có thể giảm xác suất việc gặp phải nhiều căn bệnh như mất trí, lơ đãng và hay quên. Game càng khó, não bộ hoạt động càng nhiều thì hiệu quả càng cao.